Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Khoa Học
Thế giới vừa trải qua tháng 4 nóng nhất lịch sử
Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lập chuỗi kỷ lục cao bất thường trong tháng 4, theo Cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu.
Tháng 4 năm nay tiếp tục là tháng 4 nóng nhất từng được ghi nhận. Kỷ lục này tiếp nối chuỗi 11 tháng có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử thế giới. Các nhà khoa học cảnh báo năm 2024 có khả năng cao sẽ đánh bại 2023 và trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận.

11 tháng liên tiếp phá kỷ lục

Theo Copernicus, nhiệt độ tháng 4 vừa qua cao hơn 1,58 độ so với nhiệt độ trung bình của những tháng 4 trong thời kỳ tiền công nghiệp hóa và cao hơn 0,67 độ so với mức trung bình của những tháng 4 trong thời gian từ năm 1991 đến 2020.

Tác động của xu hướng nóng lên toàn cầu đã rất rõ ràng trong thực tế. Nhiều vùng ở châu Á đang phải vật lộn với nắng nóng tàn khốc: Bangladesh tạm đóng cửa trường học để trẻ em học tại nhà, Ấn Độ ghi nhận nắng nóng kỷ lục 43 độ C.

Nhiệt độ đại dương cũng liên tiếp phá kỷ lục trong 13 tháng. Theo dữ liệu của Copernicus, nhiệt độ bề mặt nước biển đạt 21,04 độ C dẫn đến tháng 4 năm nay trở thành tháng 4 có nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận.

Tác động của nhiệt độ cao lên hệ sinh thái đai dương cũng rất nặng nề. Thảm họa tẩy trắng san hô hàng loạt trên khắp thế giới đã diễn ra. Các nhà khoa học nhận xét đây là “thảm họa tệ nhất lịch sử”.

Những nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt độ cao chưa từng có trong tháng 4 là xu hướng nóng lên toàn cầu, do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, và El Nino, một hiện tượng thời tiết làm tăng nhiệt độ bề mặt đại dương.

Theo CNN, năm liền kề thời điểm El Nino đạt đỉnh thường có nhiệt độ cao hơn. Trong khi các kỷ lục về nhiệt độ bị phá vỡ mỗi tháng, sự chênh lệch giữa kỷ lục nhiệt độ mới và cũ vẫn nhỏ hơn so với năm 2023.

Sẽ tăng thêm 3 độ C

Zeke Hausfather - TS Khoa học Khí hậu tại Đại học California, ước tính có 66% năm 2024 sẽ là năm nóng nhất lịch sử và có 99% năm này sẽ là năm nóng thứ hai. Ông cho biết trường hợp tốt nhất của năm nay là nhiệt độ sẽ tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Nhiều quốc gia đã đồng ý hạn chế nhiệt độ toàn cầu nóng lên ở mức 1,5 độ C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp. Mặc dù điều này đề cập đến sự nóng lên lâu dài trong hàng thập kỷ thay vì một năm, các nhà khoa học nhận xét con số này vẫn đáng lưu ý trong quá trình thích nghi với biến đổi khí hậu.

TS Hausfather nhận xét những điều xảy ra trong vài tháng tiếp theo sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được nhiệt độ cao kỷ lục gần đây là một hiện tượng ngắn hạn hay “dấu hiệu của một xu hướng khiến Trái Đất nóng lên nhanh hơn dự đoán”.

“Nếu nhiệt độ không phá kỷ lục trong hai tháng tiếp theo, đó sẽ là một điều an ủi cho toàn thế giới vì khí hậu đang diễn ra như dự đoán”, ông nói.

Tuy nhiên, TS Hausfather cảnh báo thế giới vẫn đang trên đà nóng lên gần 3 độ C dù mọi thứ đúng như dự đoán. “Điều này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho toàn nhân loại”, ông nhận xét.

Carlo Buontempo, giám đốc Copernicus cho biết, trong khi các chu kỳ khí hậu tự nhiên như El Nino đến rồi đi, “nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng sẽ tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên kỷ lục mới”.
DanQuyen.com (Theo znews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Từ nay đến cuối năm 2024: Cảnh báo bão, lũ diễn biến khốc liệt như năm 2020 (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Phát hiện dấu hiệu sự sống của người ngoài hành tinh trên Sao Thổ (04-05-2024)
    Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo thời tiết nguy hiểm trong tháng Năm (01-05-2024)
    Canada cảnh báo về loại giun dẹp đầu búa độc hại nguồn gốc Đông Nam Á (30-04-2024)
    Diễn biến mới nhất đợt không khí lạnh đang áp sát miền Bắc: Thời tiết mát mẻ được bao lâu? (30-04-2024)
    Nắng nóng đặc biệt gay gắt đến sớm: Chuyên gia thời tiết nói gì? (29-04-2024)
    Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến 'cuộc chiến thời tiết' giữa các quốc gia (20-04-2024)
    Ra khỏi hệ Mặt Trời, tàu NASA gửi về thông điệp khó hiểu (11-04-2024)
    Nơi nào quan sát được Nhật thực 'trăm năm có một' chiều nay? (08-04-2024)
    Kính viễn vọng không gian: Mắt thần của loài người (07-04-2024)
    Nắng nóng gay gắt, Bộ Y tế cảnh báo đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao (03-04-2024)
    Vệt nước biển kéo dài khoảng 3km ở Hà Tĩnh có màu đỏ (25-03-2024)
    Xác rùa với vết nứt dài dạt vào bờ biển Vũng Tàu (21-03-2024)
    Kinh ngạc sinh vật có thể 'giao phối xuyên 100 triệu năm tiến hóa' (15-03-2024)
    TEPCO bồi thường gần 3 triệu USD cho các nhà sản xuất nấm shiitake (09-03-2024)
    Thế giới trải qua tháng 2 nóng nhất từ trước đến nay (07-03-2024)
    Phát hiện gây 'choáng' từ báu vật thiên văn 1.000 tuổi (06-03-2024)
    Mổ bụng cá vừa bắt được, người đàn ông sốc nặng khi thấy thứ bên trong (03-03-2024)
    Cảnh báo nguy cơ động đất gần Tokyo (02-03-2024)
    Cua biển Cà Mau có nhiều màu sắc 'độc lạ' do đột biến gen? (29-02-2024)
    Chạy đua với thời gian dập lửa trên rừng Hoàng Liên (20-02-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153140889.